Bài viết này chỉ gói gọn trong lĩnh vực mỹ phẩm mà thôi nha các bạn. Hy vọng sau đọc xong bài này, các bạn có thể hiểu đúng bản chất về Mỹ Phẩm Thiên Nhiên và Mỹ Phẩm Organic, đồng thời tự bảo vệ bản thân khỏi các mỹ phẩm có chứa các chất hóa học độc hại.

MỸ PHẨM THIÊN NHIÊN (NATURAL SKIN CARE): là sản phẩm chăm sóc da được làm bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên, như: thảo dược (herbs), bơ (butter), essential oil (tinh dầu), chiết xuất từ rễ cây (roots), hoa (flowers), lá (leaves). Mỹ Phẩm Thiên Nhiên đúng nghĩa ngày xưa sẽ không-có-một-thành-phần-hóa-chất nào. Sản phẩm rất nghèo nàn, quanh đi quẩn lại chỉ có butter (bơ), dầu (oil), tinh dầu (essential oil) và vài chiết xuất thảo dược… Đem lên dùng trên da thì nặng trịch, bóng dầu, kết quả mang lại rất chậm dù thành phần thì cực kì tốt. sản phẩm tinh khiết (theo đúng nghĩa của nó), tức là không-có-một-thành-phần-hóa-chất nào.

Còn "mỹ phẩm công nghiệp" lại quá… ảo diệu, dùng thấy kết quả rõ rệt, cảm giác trên da thì thật tuyệt, mùi thơm quyến rũ dù đa số đều từ các thành phần hóa chất, độc hại như gốc mineral oil, dimethicone, gốc polymer v.v...

“Vậy làm sao làm ra được một sản phẩm tốt, dùng hoàn toàn bằng thiên nhiên mà vẫn cho cảm giác “thần kì”, mang lại kết quả nhanh như mỹ phẩm công nghiệp?"

Không phải chất hóa học nào cũng xấu, đôi lúc ta thực sự cần nó!”
Vì sao vậy?

Vì có những thành phần thiên nhiên rất tốt, nhưng chúng ta lại không thể nào làm ra nó mà không có sự can thiệp của khoa học hiện đại. Và một khi đã có sự can thiệp của khoa học hiện đại, tức là sẽ có sự hiện diện của chất bảo quản. 

Ví dụ: chiết xuất tre, chiết xuất men bia, chiết xuất milk protein: chúng đều rất tốt cho làn da, đều là thiên nhiên cả đấy. Nhưng có thể làm ra chúng bằng phương pháp chiết xuất thông thường không? Câu trả lời: Không thể!

Peptides, acid hyaluronic dạngnano, active ingredients từ thiên nhiên như trái cây, sữa, men gạo, men rượu v.v…những phân tử cực nhỏ ấy làm sao có thể làm được nếu không có sự can thiệp của khoa học?

Các thành phần đặc biệt kể trên, đa số chúng đều cực kì “đỏng đảnh”, khó sử dụng. Thậm chí có nhiều chất (nhất là chất làm trắng da, vitamin C, chất loại bỏ thành phần tế bào chết cho da như AHA, BHA) thì lại cần những thành phần dẫn xuất (để dẫn chất thẩm thấu vào da tốt hơn), chất ổn định (nếu không vitamin C sẽ oxy hóa, hỏng trong vòng vài ngày). Có vài chất đặc biệt chỉ có thể hoạt động trong độ pH nhất định; lúc này ta cần dùng một chất để chỉnh độ pH cho phù hợp, và chất chỉnh độ pH này chính là hóa chất.

Các shop bán mỹ phẩm handmade online hay ghi thành phần có chứa vitamin C, alpha aburtin, chiết xuất này nọ kia, nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng, những gì bạn cho vào sản phẩm của bạn sẽ có tác dụng bằng 0.

Trong trường hợp như vậy, ta phải làm sao để “yên cả đôi bề”? Vừa đảm bảo da mình được thẩm thấu những gì tốt nhất mà vẫn an toàn nhất cho da, và nhất là vẫn đạt tiêu chuẩn “mỹ phẩm thiên nhiên”?

Để trả lời câu hỏi trên, hãy tìm hiểu thế nào là “Mỹ Phẩm Organic” nhé.


MỸ PHẨM ORGANIC (ORGANIC SKIN CARE): là sản phẩm chăm sóc da được làm bằng các nguyên liệu thiên nhiên, có Giấy Chứng Nhận Organic bởi một tổ chức có thẩm quyền. Các thảo dược thiên nhiên phải được nuôi trồng bằng phương pháp hữu cơ, không sử dụng hoá chất.

Tại Mỹ và các nước tiên tiến trên thế giới, một sản phẩm muốn có nhãn hiệu đóng dấu organic phải có giấy chứng nhận của USDA (National Organic Program) hoặc ECOCERT. Theo USDA, một sản phẩm được gọi là organic khi có ít nhất 95% thành phần có chứng nhận organic. Còn để nhận được nhãn có dòng chữ "made with organic ingredients" thì thành phần organic phải lên đến 75%. 

Theo định nghĩa trên, một sản phẩm chỉ cần đạt yêu cầu 95% là organic, 5% còn lại có thể là gốc hóa chất thì vẫn nghiễm nhiên được chứng nhận là “Sản Phẩm Organic”. 

Ưu điểm và khuyết điểm của Mỹ Phẩm Organic:

- Ưu điểm: hoàn toàn thiên nhiên, khá tinh khiết (95% organic thôi nhé, vẫn còn khả năng 5% mang hóa chất như chất bảo quản, chất ổn định v.v…)

Rất hiếm tìm được những nhãn hiệu mỹ phẩm có chữ 100% organic. Nếu có, giá thành thường cực kì cao.

- Khuyết điểm: Tính năng sản phẩm bị hạn chế rất nhiều. Kết cấu sản phẩm thường rất nặng do cần sử dụng dầu, butter rất nhiều. Mùi không được thơm và khá hạn chế.

Vậy một sản phẩm chăm sóc da hoàn hảo nhất được định nghĩa là:

1. Có tỷ lệ thành phần nền (based) là hydrosol (nước chưng cất từ hoa organic) chứ không phải là nước 

2. Dùng các nguyên liệu thiên nhiên kết hợp với các thành phần active cao như peptides, chiết xuất dạng nano v.v…

3. Bảo đảm được sản phẩm có tỉ lệ 70-95% các thành phần organic hoặc thiên nhiên.

4. Nếu bắt buộc phải dùng các thành phần có dính đến hóa chất, ưu tiên thành phần được tách chất từ một thành phần thiên nhiên, an toàn cho da. 

Ví dụ: coco glucoside, coco bentaine là những thành phần tạo bọt có tính năng dịu nhẹ, được làm từ dừa, được sử dụng rất nhiều trong mỹ phẩm organic và mỹ phẩm thiên nhiên. 

5. LUÔN sử dụng chất bảo quản, và nếu chất bảo quản an toàn, được công nhận là chất bảo quản thì càng tốt.

6. Tuyệt đối không sử dụng các chất hóa học độc hại cho sức khỏe con người hoặc các loại hóa chất rẻ tiền, không tác dụng.

Tổng kết :

Mọi thứ đều có giới hạn của nó, chất hóa học xấu hay độc hại đến đâu thì các bạn cũng hãy nhớ làm đẹp cho chính mình với : Mỹ phẩm chất lượng cao được làm từ thiên nhiên với sự hỗ trợ của khoa học hiện đại nhé các bạn ! :)
Trong dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, nông dân có sáng chế mang tính thực tiễn cao có thể vay đến 500.000 USD để phát triển các sản phẩm mới.

Dự án VIIP do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ với kinh phí hơn 55,6 triệu USD, được thực hiện trong thời gian 5 năm từ 2014 đến 2018. Theo bà Ngân, dự án rất chú trọng đến khả năng ứng dụng rộng rãi của ý tưởng mới, công nghệ mới. Mọi doanh nghiệp nhỏ và vừa, cá nhân và cả nông dân nếu có ý tưởng sáng tạo, muốn nghiên cứu sáng chế đều có thể nộp hồ sơ đăng ký tham gia để nhận được hỗ trợ tài chính. Những hồ sơ nào chứng minh được tính thiết thực của sáng chế sẽ được phê duyệt.



Bà Ngân cho hay, nông nghiệp và thủy sản là trọng tâm của dự án hướng đến. Đổi mới sáng tạo công nghệ là yếu tố tiên quyết để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và thủy sản, nâng cao đời sống của người dân. Dự án sẽ ưu tiên hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhằm làm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các loại nông và thủy sản.

Các sáng chế nhiều triển vọng của nông dân 

Trong số hàng trăm ý tưởng nghiên cứu, những thành công trong sáng chế được gửi đến VIIP có một số sáng chế tiêu biểu của các nông dân, hứa hẹn mang lại giải pháp hiệu quả cho ngành chế biến nông thủy sản thời gian tới.

Anh Nguyễn Kim Chính ở Phù Cát, Bình Định, có sáng chế máy tuốt lạc. Máy tuốt này kết cấu đơn giản, gồm 2 trục lô bằng sắt có các gân xoắn, có thể điều chỉnh khoảng cách hai trục này tùy theo kích cỡ quả lạc. Máy khi hoạt động không bị sót hoặc vỡ hạt do số lượng và độ xoắn của gân được bố trí phù hợp. Máy có thể tuốt được 200 kg quả lạc/giờ, tương đương 5 lao động bóc thủ công. Giá thành ở mức 6 triệu đồng/chiếc. Hiện anh Chính vẫn đang cải tiến các sản phẩm khác nhằm thuận lợi hóa công việc của nhà nông.

Anh Nguyễn Huấn, công tác tại Phòng kinh tế thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp có sáng chế hệ thống tách chất thải, chất cặn bã trong ao nuôi cá tra công nghiệp. Anh Huấn nghiên cứu và áp dụng nguyên tắc "môi trường tĩnh", tạo một hố miệng hình chữ nhật, hình vuông hoặc tròn, dạng hình phễu có đáy nhỏ, sâu 1,5m ở giữa ao. Hố này chiếm 5- 8% diện tích ao nuôi, trên bề mặt dùng lưới ngăn không để cá rơi vào. Nước được cấp theo dòng xoáy theo thiết kế ống dẫn nước quanh ao, chất thải được lắng tụ ở giữa ao nhờ bể chứa giữa đáy và được dẫn ra ngoài qua đường ống dẫn ở giữa ao. Chất thải trong quá trình nuôi cá tra, các chất bùn, phù sa qua quá trình bơm nước từ bên ngoài vào sẽ được lắng tụ ở hố trung tâm, giữa đáy ao nhờ lực hướng tâm của dòng chảy. Phương pháp này tiết kiệm lưu lượng nước cấp từ 1/3 đến 2/3 so với ao nuôi truyền thống, chất lượng nước ổn định, không bị cặn bã tích tụ trong ao lâu ngày. Nhờ vậy cá tăng trưởng nhanh, ít bệnh, ít tốn thuốc trị, tạo môi trường sạch.

                                                                                                                                              Khánh Lynh

Theo các chuyên gia, bạc hà được coi là thảo dược an toàn, hữu dụng trong việc chữa bệnh và xua đuổi côn trùng, nhất là muỗi.

Mùa hè nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho các loài côn trùng trong đó có muối phát triển. Sự có mặt của muỗi không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt mà muỗi còn là tác nhân gây một số dịch bệnh nguy hiểm. Không có gì lý tưởng hơn là một căn nhà sạch bóng muỗi.

Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất để diệt muỗi vừa không tiện lợi lại vừa gây e ngại về độ an toàn. Nhiều người vẫn ưa chuộng các giải pháp tự nhiên như là làm bẫy muỗi, xua đuổi muỗi bằng những vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên.

Trong số nhiều giải pháp xua đuổi và diệt muỗi tận gốc, cách sử dụng cây bạc hà có vẻ dễ dàng và hiệu quả hơn cả.


Bạc hà có thể trồng rất đơn giản trong chậu cây cảnh.

Theo các chuyên gia, bạc hà được coi là thảo dược an toàn, hữu dụng trong việc chữa bệnh và xua đuổi côn trùng. Tinh dầu bạc hà có chứa chất ngăn chặn muỗi hiệu quả gấp 10 lần DEET - thành phần được tìm thấy trong các loại hóa chất đuổi côn trùng.

Hơn nữa, trong cây bạc hà còn có chứa chất nepetalactone, một loại tinh dầu mà muỗi không thể chịu nổi.

Không chỉ xua đuổi muỗi, bạc hà còn giúp xua đuổi các loài côn trùng khác như kiến, gián, ong. Nếu sử dụng tinh dầu bạc hà để tiêu diệt muỗi thì cũng hiệu quả hơn nhiều các loại hóa chất khác mà lại thân thiện với môi trường sống.

Trong trường hợp nhà bạn không có sẵn cây bạc hà, bạn có thể mua 1,2 bó rau bạc hà ngoài chợ về để trên bàn ăn, bệ bếp, cửa sổ... cũng có thể giúp xua đuổi muỗi trong vòng 1 - 2 ngày.

Tuy nhiên, tốt nhất là bạn hãy chủ động tạo ra "hàng rào" chống muỗi bằng cách sử dụng những chậu, bồn cây nhỏ, thậm chí là 1 chiếc cốc nhựa có chứa đất rồi cắm những cây bạc hà vào đó. Loại cây này rất dễ sống, chỉ cần có đủ nước và ánh sáng là có thể mọc xanh tốt.

Đất để trồng bạc hà có thể sử dụng đất thịt, đất cát, đất xám... hoặc bạn có thể mua đất có sẵn từ những cửa hàng cây cảnh.

Đặt những chậu bạc hà này ngoài ban công hoặc trên bậc cửa sổ, đảm bảo trong nhà bạn sẽ không có 1 bóng loài côn trùng khó chịu này.


Để hạn chế nguồn nước bị nhiễm bẩn tại các khu chung cư, nhiều chủ đầu tư đã lựa chọn bể lắp ghép GRP để cung cấp nước sinh hoạt cho các cư dân.

Để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt, hầu hết các công trình dân dụng đều sử dụng phương pháp tích trữ nước truyền thống là xây dựng bể bê tông. 


Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là biện pháp tối ưu bởi về bản chất – bê tông vẫn là vật liệu ngấm nước nên khả năng bị ngấm qua (đối với bể ngầm) là không thể tránh khỏi. 

Một giải pháp được nhiều khu chung cư sử dụng là dùng các bồn inox để trữ nước thay thế cho bể bê tông. Tuy nhiên, phương pháp này lại rất hạn chế về mặt khối lượng, không đủ sức đáp ứng nguồn nước sinh hoạt cho những nơi có mật độ cư dân sinh sống cao. 

Mới đây, một số chủ đầu tư đã áp dụng bể lắp ghép vật liệu GRP. Ưu điểm của loại bể này là có độ bền cao, không bị ăn mòn, nhẹ, hợp vệ sinh và đặc biệt an toàn so với các loại vật liệu làm bồn nước khác. 

Do lắp đặt từ nhiều module nhỏ nên sản phẩm có thể lấp đầy mọi khoảng trống (từ những bể chứa nước khổng lồ hàng vạn mét khối) hoặc có thể lắp đặt dạng phân vùng (ở những ngóc ngách công trình nhỏ nhất khó có thể thi công với các vật liệu thông thường). Cách lắp đặt từ các module nhỏ cũng rất tiết kiệm và thuận tiện cho việc bảo trì. Các tấm panel được tiêu chuẩn hóa giúp việc vận chuyển dễ dàng, rút ngắn thời gian xây dựng.

Đặc biệt, sản phẩm bồn nước công nghiệp lắp ghép từ các tấm GRP có tuổi thọ và độ bền cao, kết cấu bên trong được làm từ inox không gỉ và thép HDG.

Việc sử dụng quá nhiều và bừa bãi hóa chất nông nghiệp đã dẫn đến tác động tiêu cực và thiệt hại không thể khắc phục đối với môi trường. Sự phụ thuộc quá nhiều vào thuốc trừ sâu hóa học trong quản lý sâu bệnh đã làm ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.



Trong bối cảnh này, các chế phẩm sinh học như phân bón sinh học và thuốc trừ sâu sinh học được coi là lựa chọn khả thi. Đến nay, các nhà khoa học trên toàn cầu đã và đang nghiên cứu tìm ra các chế phẩm hiệu quả hơn và phù hợp với chiến lược để nâng cao năng suất cây trồng.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học… không chỉ làm gia tăng chi phí sản xuất còn đang gây ra những bất ổn trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc tìm kiếm thay thế cho các sản phẩm này là cần thiết cho nông nghiệp bền vững. Đồng thời, các chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu sinh học nhằm thúc đẩy sinh trưởng thực vật, giúp giảm thiểu rủi ro trong quản lý sản xuất nông nghiệp.

Ở các nước châu Á, công nghệ này đang ở giai đoạn phát triển và sử dụng khác nhau. Các nhà khoa học cũng cho rằng, các ứng dụng và thương mại hóa công nghệ sinh học cho nông nghiệp bền vững là một thị trường đang phát triển và cần thiết trên toàn thế giới.

                                                                                                                                   VOV-Trung tâm Tin


Trước nhiều thông tin măng chua tẩm hóa chất độc hại, người tiêu dùng đang cảm thấy hoang mang. Vậy những hóa chất độc hại đó là gì?

Măng tươi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, tuy nhiên, trong măng có một chất độc gọi là glucozit, có khả năng biến đổi thành a xít cyanhydric là thủ phạm gây ra ngộ độc, nôn mửa, vì vậy muốn đảm bảo an toàn khi sử dụng măng, cần phải biết cách khử chất độc này.

Theo nguyên tắc, măng tươi sau khi thu hoạch sẽ được luộc kỹ qua nhiều lần nước, lửa phải đều và ngâm khoảng 2 ngày thì mới mềm, ngon, ngọt và hết đắng. Muốn làm măng chua trắng không bị thâm đen sẽ ngâm vào nước trước khi đưa vào sử dụng.
        Măng khô để tạo màu sẽ cho thêm diêm sinh

Tuy nhiên, một số xưởng sản xuất làm măng chua bán với số lượng lớn và muốn làm măng trắng, đẹp mắt, họ đã dùng chất tẩy trắng. Chất làm trắng Kali sunfit nếu dùng vừa phải thì không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng dùng sai liều quy định có thể gây viêm da, mắt, miệng, phá hoại dạ dày, đặc biệt là hệ tiêu hóa, phá hủy gan, thận...

Làm thế nào để giảm độc tố trong măng?

Acid xyanhydric hoà tan trong nước và dễ bị bay hơi khi đun nóng, cho nên chị em nội trợ đã có kinh nghiệm luộc măng tươi 1-2 lần trước khi chế biến.
Luộc măng trước khi chế biến

Cách xử lý như sau:

- Trước khi chế biến, thái miếng và luộc măng trong nước sôi. Luộc măng xong đổ nước đó đi và chế biến bằng các món ưa thích.

- Một số người dùng nước gạo để ngâm măng cũng giúp giảm độc tố.

Để làm măng không còn vị đắng, áp dụng một số cách sau lấy một vài trái ớt (đã gỡ hết hạt) cho vào nồi luộc cùng với măng và nước vo gạo. Khi thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra, lột vỏ, xả lại vài lần bằng nước sạch.

Hoặc để loại bỏ bớt vị đắng của măng, có thể đem măng ngâm trong nước vôi, sau đó mang đi luộc 2 - 3 lần nước. Trong khi luộc nên mở nắp nồi cho chất độc bay hơi.

Nhận biết măng an toàn và măng ngâm hóa chất: 

Có 1 số cách lưu ý phân biệt măng an toàn và măng ngâm hóa chất:

- Măng có màu trắng nhợt nhạt hoặc vàng sẫm do được ngâm với hóa chất. Khi ăn có vị ngọt, giòn hơn măng tự nhiên.

- Măng tươi tự nhiên thường có màu vàng tươi nhạt, có thể bẻ gãy được, măng còn lưu giữ mùi thơm đặc trưng.

Trong môi trường làm việc với hóa chất, bên cạnh những tác động gây tổn thương đến sức khỏe người lao động khi sử dụng không đúng cách, tính chất vật lý của hóa chất luôn rình rập các nguy cơ hủy hoại trang thiết bị và tồi tệ hơn là hủy hoại cả môi trường sống.

Những tác động do tính chất vật lý của hóa chất tại nơi làm việc có thể gây tổn thương sức khỏe cho người lao động nếu không kiểm soát đúng cách. Ví dụ: tốc độ bay hơi của hoá chất có thể quyết định nguy cơ và cường độ tiếp xúc. Gây ra tai nạn lao động và nhiều loại bệnh nghề nghiệp hiểm nghèo như bệnh ung thư gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi, gây biến đổi gen,...

Vậy nên, để thực hiện kiểm soát hóa chất đúng cách yêu cầu phải trang bị kiến thức về hóa chất. Đồng thời cần hiểu rõ các tác động mà chúng gây ra, cũng như lường trước hậu quả và chuẩn bị biện pháp xử lí kịp thời khi xảy ra sự cố do không quản lí và lưu trữ hóa chất đúng cách

Tính chất vật lý của hoá chất thông thường liên quan đến bản chất của hoá chất nhưng trong nhiều trường hợp có các yếu tố khác lại động đến lại gây ra tai hoạ nghiêm trọng. Chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây cháy nổ. Do đó một số chất lỏng có độ bén lửa cao cần thao tác và lưu giữ cách xa các máy móc- thiết bị đang hoạt động, nguồn điện, lửa hay những nơi dễ bén lửa nhằm tránh gây ra hỏa hoạn dẫn đến thiệt hại lớn về người và của.


Hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm môi trường và phá hủy môi trường sinh thái. Biện pháp tốt nhất trong việc ngăn chặn các rủi ro phát sinh từ việc sử dụng các hóa chất nguy hiểm là loại trừ khỏi môi trường làm việc những hóa chất đó. Tuy nhiên, điều này không phải luôn thực hiện được. Vì vậy, điều quan trọng tiếp theo là cách ly nguồn phát sinh các hóa chất nguy hiểm, hoặc tăng thêm các thiết bị thông gió và dùng phương tiện bảo vệ cá nhân. Đầu tiên, cần xác định được các hóa chất nguy hiểm và đánh giá đúng mức độ độc hại, nguy hiểm của chúng, kiểm soát chặt chẽ việc thống kê, các quá trình vận chuyển, chuyển rót và cất giữ hóa chất, các hóa chất thực tế đang sử dụng và cả chất thải của chúng. Đặc biệt, không thải hóa chất bừa bãi ra môi trường, có biện pháp xử lý hiệu quả ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực của chúng đến môi trường xung quanh.